Lựa chọn chính xác giữa cấu hình UPS trung tâm hay UPS gắn rack là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động và độ sẵn sàng của hệ thống.

Khi hầu hết mọi thứ: Điện thoại, thiết bị báo động, mạng không dây, thậm chí truyền hình đều sử dụng IP, hệ thống viễn thông phát triển ngày càng mạnh mẽ và dần trở thành phiên bản mở rộng của TTDL.Thiết bị trong phòng viễn thông cũng đóng vai trò quan trọng và cần được cấp nguồn điện “sạch” liên tục để đảm bảo hoạt động tương tự thiết bị trong TTDL. Hệ thống thông tin của bệnh viện là một ví dụ: Yêu cầu của bệnh nhân, đơn thuốc, chuyển kết quả xét nghiệm, hệ thống lưu trữ… tất cả đều đòi hỏi hệ thống phải hoạt động liên tục. Để đảm bảo yêu cầu này, sử dụng thiết bị lưu điện (UPS) trong hệ thống thông tin là điều thiết yếu. Tuy nhiên, không như TTDL, hệ thống phòng viễn thông được đặt rải rác ở khắp các tầng trong tòa nhà. Vậy ta nên lựa chọn loại UPS nào cho phù hợp? Sử dụng hệ thống UPS trung tâm sẽ tốn một khoản chi phí lớn để cấp điện lên các phòng, nhưng sử dụng UPS gắn rack lại là ác mộng cho việc quản lý và bảo trì. Việc lựa chọn giữa hệ thống UPS gắn rack hay trung tâm phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế của tòa nhà, độ tin cậy và hiệu quả năng lượng. Bài viết sau sẽ phân tích các ưu và nhược điểm của từng phương án để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất với hệ thống của mình.

Hệ thống UPS trung tâm 


ups cong suat lon

 
Ưu điểm: 

 
Những hệ thống UPS trung tâm thường có kích thước khá lớn, chứa các thành phần công suất lớn, đảm bảo độ bền và tin cậy cho hoạt động của hệ thống. Thêm vào đó, thiết kế tách biệt các mạch công suất bên trong UPS trung tâm giúp đảm bảo độ thông thoáng, tăng khả năng tản nhiệt cho UPS, kéo dài tuổi thọ linh kiện. Khi công suất tải thay đổi đột ngột, hệ thống UPS trung tâm điều chỉnh nhanh và chịu quá tải tốt hơn nhiều so với UPS gắn rack. Ví dụ: tình trạng dòng điện vọt lố khi UPS dự phòng trong hệ thống hư hỏng hoặc được lấy ra bảo trì. Nếu bạn muốn đầu tư một hệ thống sử dụng tốt trong thời gian dài (trên 5 năm), UPS trung tâm là lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, hệ thống UPS trung tâm luôn được trang bị chức năng giám sát, sẽ cảnh báo ngay lập tức cho nhân viên trực biết để giải quyết khi có bất kỳ vấn đề xảy ra, giúp quản lý và bảo trì UPS dễ

dàng hơn rất nhiều. Khác với UPS gắn rack, hệ thống UPS trung tâm thường được ký thêm hợp đồng bảo trì và kiểm tra định kỳ. Nhân viên kỹ thuật được chứng nhận của hãng sẽ kiểm tra và thay thế các thành phần giảm khả năng hoạt động trước khi chúng gây ra hư hỏng. Nhờ đó, hệ thống UPS trung tâm hiếm khi bị hư hỏng đột ngột. Hệ thống UPS trung tâm còn được thiết kế gần với công suất thực của tải hơn so với UPS dạng gắn rack. Lấy ví dụ về một tòa nhà gồm 20 phòng viễn thông với công suất từ 5 kW đến 8 kW:

Sử dụng UPS trung tâm Công suất trung bình của hệ thống là 130 kW. Nếu thiết kế dự phòng 20%, công suất thiết kế của hệ thống UPS  trung tâm sẽ là 156 kW.

• Sử dụng UPS gắn rack Với mỗi UPS gắn rack được thiết kế dự phòng 20%, mỗi phòng phải sử dụng một UPS 10 kW, toàn bộ tòa nhà sẽ có công suất lên đến 200 kW, cao hơn 30% so với hệ thống UPS trung tâm. Công suất vượt mức sẽ làm giảm hiệu suất của UPS, gây hao phí năng lượng.

Nhược điểm:

Cũng có khá nhiều bất lợi khi ta sử dụng hệ thống UPS trung tâm cho hệ thống phòng viễn thông. Để cấp điện từ UPS trung tâm đến các phòng viễn thông đặt rải rác, thường có hai phương án:
1. Sử dụng hệ thống UPS công suất lớn cấp nguồn cho toàn bộ tòa nhà, đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị lớn hơn với giá thành cao.
2. Thiết kế thêm đường dây riêng cấp nguồn cho các phòng viễn thông. Phương án này phải sử dụng dây dẫn kích thước lớn để giảm suy hao do khoảng cách truyền dẫn xa. Cả hai phương án đều có chi phí cao và khó điều chỉnh nếu không tính toán chính xác từ đầu. Một bất lợi nữa của UPS trung tâm là khả năng quá tải dẫn đến mất điện toàn bộ hệ thống nếu không được thiết kế chính xác. Đặc biệt khi sử dụng hệ thống UPS ba pha, nếu không tính toán tốt cân bằng tải, chỉ cần một pha quá tải thì toàn bộ hệ thống sẽ ngừng hoạt động. Sử dụng một hệ thống UPS trung tâm thuận tiện cho nhân viên kỹ thuật bảo trì, sửa chữa, nhưng cũng để lộ điểm yếu về khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống. Nếu nhân viên kỹ thuật thao tác sai hoặc sửa chữa UPS mà không có thiết kế dự phòng, có thể làm mất điện toàn bộ hệ thống của bạn.

Hệ thống UPS gắn rack

UPS gắn rack

Ưu điểm:

Khi lắp đặt UPS ở mỗi phòng viễn thông, tình trạng quá tải hay lỗi do con người chỉ tác động đến các thiết bị và UPS ở một vị trí. Việc bảo trì hoặc sửa chữa cũng an toàn hơn nhiều so với hệ thống UPS trung tâm trong trường hợp có sự cố xảy ra. Để khắc phục khó khăn khi quản lý hệ thống UPS rải rác, bạn nên đầu tư hệ thống giám sát cho từng UPS để dễ phát hiện sự cố, giảm gánh nặng cho đội ngũ kỹ thuật, đồng thời tăng độ tin cậy cho hệ thống nhờ phát hiện sớm vấn đề phát sinh trong UPS. Dù UPS gắn rack tiêu hao năng lượng nhiều hơn, nhưng chi phí đầu tư ban đầu lại ít hơn so với thiết kế theo phương án UPS trung tâm, thích hợp cho những dự án không có nguồn vốn lớn.

Nhược điểm:

Bất lợi lớn nhất của hệ thống UPS gắn rack nằm ở hiệu suất sử dụng điện năng. Ở những hệ thống thông tin lớn và quan trọng, số lượng phòng viễn thông rất nhiều, dẫn đến hao phí năng lượng cũng cao hơn. Đặc biệt, với hệ thống UPS gắn rack thiết kế dự phòng, hiệu suất UPS còn giảm đáng kể hơn, gây tổn hao rất nhiều cho hệ thống. Với tình hình cạnh tranh và biến đổi khí hậu như hiện nay, nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn đầu

tư hệ thống UPS gắn rack cho các tòa nhà gồm nhiều phòng viễn thông. 

Dịch bởi Bùi Tiến Lợi-TamNhinMang.Vn