Chắc hẳn các bạn cũng băn khoăn câu hỏi : UPS offline có sử dụng tốt cho server, thiết bị mạng, PC hoặc các thiết bị mạng khác không?
Đối với UPS line interactive thì ảnh hưởng như thế nào?
Và bạn cũng được nhiều đại lý, nhân viên kinh doanh tư vấn không nên sử dụng UPS offline cho server…!!!
Bạn cũng thấy 1 số công ty vẫn sử dụng UPS offline cho server để tiết kiệm chi phí….
Hoặc đối với các bạn trong lĩnh vực IT, data center tiêu chuẩn cao thường có 2 nguồn vào độc lập nên đối với các thiết bị có 1 nguồn , người thiết kế thường sử dụng bộ chuyển mạch tự động ( ATS-automatic transfer swicht ) để chuyển qua lại giữa 2 nguồn. Và khi chuyển mạch như vậy không biết có ảnh hưởng tới server, HDD hay không ? có gây treo server hay không?
Để biết được thời gian gián đoạn khi chuyển nguồn có ảnh hưởng tới server, thiết bị không. Chúng ta cùng www.suachuaups.net tìm hiểu tiêu chuẩn ngành đối với thời gian gián đoạn điện cho các thiết bị IT và thiết bị mạng khác.
Theo tiêu chuẩn đường cong điện CBEMA chúng ta thấy rằng
Nếu điện áp ngõ vào giảm 80% so với định mức thì thời gian gián đoạn cho phép ( thời gian gián đoạn mà không ảnh hưởng tới thiết bị ) là 30 chu kì tương đương 500ms
Nếu điện áp ngõ vào giảm còn 0%- 70% so với định mức thì thời gian gián đoạn cho phép ( thời gian gián đoạn mà không ảnh hưởng tới thiết bị ) là 1 chu kì tương đương 20ms.
Theo đó nếu UPS offline, line interactive hoặc ATS mà có thời gian chuyển mạch < 20ms thì sẽ nằm trong ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn CBEMA.
Tổng hợp lại để biết UPS offline có ảnh hưởng tới thiết bị không bạn cần hỏi nhà cung cấp thiết bị của bạn thời gian chuyển mạch ( thời gian gián đoạn điện ) là bao nhiêu? Có đáp ứng cho thiết bị của mình không?
Hy vọng với các thong tin này, bạn sẽ chọn lựa được UPS phù hợp với thiết bị và chi phí của công ty mình.
Bài viết của svbkhoa
Ghi rõ nguồn www.suachuaups.net khi sử dụng lại thông tin này